Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Nâng tầm thủ tục hải quan điện tử
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mở rộng trên phạm vi cả nước sau khoảng 7 năm thí điểm và mở rộng thí điểm (từ năm 2005).
Trong giai đoạn này, TTHQĐT không chỉ được mở rộng về phạm vi áp dụng mà nhiều tiện ích, ứng dụng chưa thực hiện hoặc chưa mở rộng ở giai đoạn thí điểm sẽ được áp dụng để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN và hoạt động XNK, cũng như nâng cao hiệu quả quản lí của cơ quan Hải quan.
Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (CNTT&TKHQ) - Tổng cục Hải quan, TTHQĐT giai đoạn mới tiếp tục hướng vào những mục tiêu: Tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại quốc tế, giảm thời gian và chi phí cho DN; nâng cao năng lực quản lí của cơ quan Hải quan, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo nguồn thu cho NSNN; hoàn thiện môi trường điện tử, giảm thiểu sự tham gia của cán bộ hải quan vào quy trình TTHQĐT, nâng cao an ninh, an toàn dữ liệu khai hải quan, chống truy cập trái phép.
Ông Nguyễn Trần Hiệu - Phó Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ cho biết, để đạt được những mục tiêu trên, thời gian tới cần tập trung thực hiện 5 giải pháp: Nâng cấp hệ thống thông quan điện tử (TQĐT); nâng cấp hệ thống quản lí rủi ro (QLRR); mở rộng ứng dụng chữ kí số (CKS); mở rộng thu thuế, lệ phí bằng phương thức điện tử; nâng cấp hạ tầng mạng và trang thiết bị.
Cụ thể, thời gian tới sẽ nâng cấp hệ thống TQĐT lên mô hình tiếp nhận tập trung cấp Cục tại 20 cục đang thực hiện và tập trung cấp Tổng cục với 13 cục chuẩn bị triển khai. Theo Cục CNTT&TKHQ, việc thực hiện tiếp nhận tập trung sẽ đảm bảo kiểm tra dữ liệu chính xác, nhất quán, việc xử lí và cấp số tờ khai, phân luồng hàng hóa được nhanh chóng; tránh đầu tư dàn trải, lãng phí; hạn chế tình trạng sai lệch kết quả phân luồng…
Liên quan đến công tác QLRR sẽ bổ sung tiêu chí phân tích cũng như tiêu chí tính điểm trong hệ thống QLRR để nâng cấp mức độ chính xác trong phân luồng; tăng cường chuẩn hóa các loại danh mục (Danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, Danh mục biểu thuế…) tạo tiền đề cho việc tăng mức tự động hóa; kết nối thông tin hệ thống e - Manifest (bản lược khai hàng hóa) với hệ thống QLRR…
Về ứng dụng CKS, đây được xem là giải pháp quan trọng để tăng mức độ an ninh cho dữ liệu và cơ sở pháp lí của hồ sơ hải quan điện tử, đặc biệt là đảm bảo tính nguyên trạng của dữ liệu (về khuôn dạng và nội dung), tính chống chối bỏ; hạn chế tình trạng DN cố tình khai nhiều lần để lựa chọn luồng Xanh và sửa dữ liệu nhằm làm sai lệch kết quả phân luồng… Việc triển khai ứng dụng CKS của ngành Hải quan sẽ thực hiện đồng bộ với Tổng cục Thuế để giúp DN đã sử dụng CKS đăng kí với cơ quan Thuế để khai báo TTHQĐT. Theo số liệu mới nhất của Cục CNTT&TKHQ, đến hết tháng 6, cả nước có 54 chi cục tại 17 cục hải quan địa phương ứng dụng CKS, thu hút 540 DN tham gia.
Đối với việc thanh toán thuế, lệ phí điện tử (e-Payment) sẽ được mở rộng ra phạm vi cả nước và mở rộng đối tượng ngân hàng tham gia. Hiện nay đã có 9 cục hải quan địa phương và 6 ngân hàng thương mại triển khai e-Payment. Mục tiêu mà ngành Hải quan đặt ra ngay trong quý III-2012 là nâng số tiền thanh toán bằng hình thức e-Payment trung bình trong ngày từ 21% hiện nay lên 50%, với những cục trọng điểm như Cục Hải quan TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… phấn đấu tỉ lệ này đạt 80% trở lên.
Để đảm bảo thực hiện đồng bộ các giải pháp trên không thể thiếu việc nâng cấp hạ tầng mạng và đầu tư trang thiết bị kĩ thuật. Theo chủ trương đầu tư CNTT năm 2012 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt, thời gian tới, Cục CNTT & TKHQ sẽ tiếp tục thực hiện nâng cấp đường truyền và nâng cấp, trang bị mới hệ thống máy chủ, các thiết bị liên quan để đảm bảo chuyển mô hình xử lí phân tán tại chi cục như hiện nay sang xử lí tập trung cấp Cục và Tổng cục; thực hiện tiếp nhận dữ liệu khai báo của DN 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; tăng cường khả năng xử lí tự động và tăng cường mức độ an toàn, an ninh thông tin.
Tags:
Hướng Dẫn, Tin Tức
Trong giai đoạn này, TTHQĐT không chỉ được mở rộng về phạm vi áp dụng mà nhiều tiện ích, ứng dụng chưa thực hiện hoặc chưa mở rộng ở giai đoạn thí điểm sẽ được áp dụng để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN và hoạt động XNK, cũng như nâng cao hiệu quả quản lí của cơ quan Hải quan.
Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (CNTT&TKHQ) - Tổng cục Hải quan, TTHQĐT giai đoạn mới tiếp tục hướng vào những mục tiêu: Tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại quốc tế, giảm thời gian và chi phí cho DN; nâng cao năng lực quản lí của cơ quan Hải quan, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo nguồn thu cho NSNN; hoàn thiện môi trường điện tử, giảm thiểu sự tham gia của cán bộ hải quan vào quy trình TTHQĐT, nâng cao an ninh, an toàn dữ liệu khai hải quan, chống truy cập trái phép.
Ông Nguyễn Trần Hiệu - Phó Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ cho biết, để đạt được những mục tiêu trên, thời gian tới cần tập trung thực hiện 5 giải pháp: Nâng cấp hệ thống thông quan điện tử (TQĐT); nâng cấp hệ thống quản lí rủi ro (QLRR); mở rộng ứng dụng chữ kí số (CKS); mở rộng thu thuế, lệ phí bằng phương thức điện tử; nâng cấp hạ tầng mạng và trang thiết bị.
Cụ thể, thời gian tới sẽ nâng cấp hệ thống TQĐT lên mô hình tiếp nhận tập trung cấp Cục tại 20 cục đang thực hiện và tập trung cấp Tổng cục với 13 cục chuẩn bị triển khai. Theo Cục CNTT&TKHQ, việc thực hiện tiếp nhận tập trung sẽ đảm bảo kiểm tra dữ liệu chính xác, nhất quán, việc xử lí và cấp số tờ khai, phân luồng hàng hóa được nhanh chóng; tránh đầu tư dàn trải, lãng phí; hạn chế tình trạng sai lệch kết quả phân luồng…
Liên quan đến công tác QLRR sẽ bổ sung tiêu chí phân tích cũng như tiêu chí tính điểm trong hệ thống QLRR để nâng cấp mức độ chính xác trong phân luồng; tăng cường chuẩn hóa các loại danh mục (Danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, Danh mục biểu thuế…) tạo tiền đề cho việc tăng mức tự động hóa; kết nối thông tin hệ thống e - Manifest (bản lược khai hàng hóa) với hệ thống QLRR…
Về ứng dụng CKS, đây được xem là giải pháp quan trọng để tăng mức độ an ninh cho dữ liệu và cơ sở pháp lí của hồ sơ hải quan điện tử, đặc biệt là đảm bảo tính nguyên trạng của dữ liệu (về khuôn dạng và nội dung), tính chống chối bỏ; hạn chế tình trạng DN cố tình khai nhiều lần để lựa chọn luồng Xanh và sửa dữ liệu nhằm làm sai lệch kết quả phân luồng… Việc triển khai ứng dụng CKS của ngành Hải quan sẽ thực hiện đồng bộ với Tổng cục Thuế để giúp DN đã sử dụng CKS đăng kí với cơ quan Thuế để khai báo TTHQĐT. Theo số liệu mới nhất của Cục CNTT&TKHQ, đến hết tháng 6, cả nước có 54 chi cục tại 17 cục hải quan địa phương ứng dụng CKS, thu hút 540 DN tham gia.
Đối với việc thanh toán thuế, lệ phí điện tử (e-Payment) sẽ được mở rộng ra phạm vi cả nước và mở rộng đối tượng ngân hàng tham gia. Hiện nay đã có 9 cục hải quan địa phương và 6 ngân hàng thương mại triển khai e-Payment. Mục tiêu mà ngành Hải quan đặt ra ngay trong quý III-2012 là nâng số tiền thanh toán bằng hình thức e-Payment trung bình trong ngày từ 21% hiện nay lên 50%, với những cục trọng điểm như Cục Hải quan TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… phấn đấu tỉ lệ này đạt 80% trở lên.
Để đảm bảo thực hiện đồng bộ các giải pháp trên không thể thiếu việc nâng cấp hạ tầng mạng và đầu tư trang thiết bị kĩ thuật. Theo chủ trương đầu tư CNTT năm 2012 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt, thời gian tới, Cục CNTT & TKHQ sẽ tiếp tục thực hiện nâng cấp đường truyền và nâng cấp, trang bị mới hệ thống máy chủ, các thiết bị liên quan để đảm bảo chuyển mô hình xử lí phân tán tại chi cục như hiện nay sang xử lí tập trung cấp Cục và Tổng cục; thực hiện tiếp nhận dữ liệu khai báo của DN 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; tăng cường khả năng xử lí tự động và tăng cường mức độ an toàn, an ninh thông tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét