Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử thế nào?
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Trước đó, để tiếp tục phát huy các ưu điểm của TTHQĐT, ngày 23-10-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP về TTHQĐT đối với hàng hóa XNK thương mại
Trước đó, để tiếp tục phát huy các ưu điểm của TTHQĐT, ngày 23-10-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP về TTHQĐT đối với hàng hóa XNK thương mại với mục tiêu đưa TTHQĐT trở thành phương thức thực hiện thủ tục hải quan chính thức, tồn tại và phát triển song song với thủ tục hải quan truyền thống. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 196 để hướng dẫn thực hiện Nghị định 87 và thay thế Thông tư 222/2009/TT-BTC (năm 2009) hướng dẫn thí điểm TTHQĐT.
Theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Thông tư 222, một số nội dung được xây dựng trên cơ sở Quyết định 103/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp với Nghị định 87, do đó việc ban hành Thông tư 196 nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế triển khai TTHQĐT và Nghị định.
Đối tượng áp dụng Thông tư 196 bao gồm: Tổ chức, cá nhân XNK hàng hóa thương mại thực hiện TTHQĐT; cơ quan Hải quan, công chức hải quan; cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lí Nhà nước về hải quan. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 196 được giới hạn trong phạm vi “quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”; các nội dung không được quy định tại Thông tư này được thực hiện thống nhất với thủ tục hải quan thủ công.
Một trong những điểm quan trọng trong Thông tư 196 là quy định về sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT. Theo đó, chữ ký số sử dụng trong TTHQĐT của người khai hải quan là chữ ký số công cộng đã được cơ quan Hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp chữ ký số tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (http://www.customs.gov.vn).
Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lí của chữ ký số thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực CKS. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải đăng kí chữ ký số với cơ quan Hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan. Các nội dung đăng kí gồm: Tên, mã số thuế của cơ quan, tổ chức XNK hoặc đại lí làm thủ tục hải quan (nếu có); họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số; số nhận dạng chữ ký số (Serial Number); thời hạn hiệu lực của chữ ký số; người khai hải quan phải đăng kí lại với cơ quan Hải quan các thông tin trong các trường hợp (Các thông tin đã đăng kí có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số).
Thông tư cũng quy định rõ, trong thời gian không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng kí thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan, cơ quan Hải quan phải trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lí do) chữ ký số của người khai hải quan...
Tags:
Hướng Dẫn, Tin Tức
Trước đó, để tiếp tục phát huy các ưu điểm của TTHQĐT, ngày 23-10-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP về TTHQĐT đối với hàng hóa XNK thương mại với mục tiêu đưa TTHQĐT trở thành phương thức thực hiện thủ tục hải quan chính thức, tồn tại và phát triển song song với thủ tục hải quan truyền thống. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 196 để hướng dẫn thực hiện Nghị định 87 và thay thế Thông tư 222/2009/TT-BTC (năm 2009) hướng dẫn thí điểm TTHQĐT.
Theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Thông tư 222, một số nội dung được xây dựng trên cơ sở Quyết định 103/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp với Nghị định 87, do đó việc ban hành Thông tư 196 nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế triển khai TTHQĐT và Nghị định.
Đối tượng áp dụng Thông tư 196 bao gồm: Tổ chức, cá nhân XNK hàng hóa thương mại thực hiện TTHQĐT; cơ quan Hải quan, công chức hải quan; cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lí Nhà nước về hải quan. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 196 được giới hạn trong phạm vi “quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”; các nội dung không được quy định tại Thông tư này được thực hiện thống nhất với thủ tục hải quan thủ công.
Một trong những điểm quan trọng trong Thông tư 196 là quy định về sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT. Theo đó, chữ ký số sử dụng trong TTHQĐT của người khai hải quan là chữ ký số công cộng đã được cơ quan Hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp chữ ký số tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (http://www.customs.gov.vn).
Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lí của chữ ký số thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực CKS. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải đăng kí chữ ký số với cơ quan Hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan. Các nội dung đăng kí gồm: Tên, mã số thuế của cơ quan, tổ chức XNK hoặc đại lí làm thủ tục hải quan (nếu có); họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số; số nhận dạng chữ ký số (Serial Number); thời hạn hiệu lực của chữ ký số; người khai hải quan phải đăng kí lại với cơ quan Hải quan các thông tin trong các trường hợp (Các thông tin đã đăng kí có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số).
Thông tư cũng quy định rõ, trong thời gian không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng kí thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan, cơ quan Hải quan phải trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lí do) chữ ký số của người khai hải quan...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét