Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Hiệu quả bước đầu trong ứng dụng chứng thư số
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) là đầu mối giúp UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai ứng dụng chứng thư số trong các cơ quan nhà nước. Đến nay, Sở đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 443 chứng thư số chuyên dùng (285 chứng thư số cơ quan và 158 chứng thư số cá nhân). Dự kiến, năm 2015, Sở đề nghị cấp thêm 358 chứng thư số (35 chứng thư số cơ quan, 323 cá nhân) cho đối tượng là lãnh đạo UBND cấp huyện, xã; phòng, ban chuyên môn cấp huyện; thanh tra các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; lãnh đạo cơ quan chuyên môn UBND tỉnh...
Theo ông Bùi Vũ Vĩnh - Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin Sở TT-TT, việc triển khai chứng thư số đang chuyển biến tích cực theo chủ trương chung của Chính phủ. Gần đây, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo quyết liệt vấn đề này. Chữ ký số được xem như chữ ký tay của mọi người, chứng thư số của đơn vị tượng trưng cho dấu mộc của đơn vị đó. Chứng thư số có 3 đặc trưng cơ bản: tính bảo mật, toàn vẹn và chống chối bỏ. Vì thế, chữ ký số hoàn toàn đảm bảo tính pháp lý như văn bản giấy. Với ưu thế về tính bảo mật tuyệt đối, xác định danh tính người dùng rõ ràng, có thể ký mọi lúc, mọi nơi trong môi trường Internet, tiết kiệm thời gian đi lại, giấy tờ, nhận ngay tức khắc, nên chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi, ngay cả đối với doanh nghiệp...
Do có nhiều ý nghĩa thiết thực trong triển khai chứng thư số, nên việc sử dụng chữ ký số của các cơ quan, đơn vị đang có bước tiến tích cực. Ông Nguyễn Quốc Bảo - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP. Cam Ranh cho biết: “Văn bản điện tử ban hành sau thời gian ngắn có thể nhận được, trong khi đó dùng văn bản giấy, văn thư phải mất nhiều thời gian để đóng dấu, sao lưu, gửi đi. Các địa phương xa như xã đảo Cam Bình phải mất 1 - 2 ngày mới nhận được. Việc sử dụng chứng thư số tiết kiệm được văn phòng phẩm, mực in, giảm hư hao máy móc... Phòng Văn hóa Thông tin thành phố là đơn vị đi đầu trong phối hợp với Văn phòng UBND thành phố triển khai ứng dụng chứng thư số trên địa bàn”.
Được biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự phối hợp tích cực của các cơ quan như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT-TT, Sở Nội vụ, thời gian qua, tình hình sử dụng chứng thư số chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Nhiều cơ quan bước đầu ứng dụng chứng thư số vào các giao dịch hành chính trong nội bộ và trong các văn bản điện tử gửi đi, nhận giữa các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ sử dụng chứng thư số trong các cơ quan chưa cao, chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh và mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nguyên nhân là do một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, còn nghi ngại, thói quen sử dụng chưa hình thành; chữ ký số chưa được tích hợp rộng rãi vào các phần mềm ứng dụng chung như: thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản, điều hành. Đồng thời, hiện nay, đầu mối duy nhất là Ban Cơ yếu Chính phủ. Đơn vị này có chức năng cấp, thu hồi, khóa chứng thư, đánh giá tỷ lệ sử dụng thông qua hệ thống chứng thực...
Theo ông Vĩnh, Sở TT-TT kiến nghị Ban Cơ yếu Chính phủ quan tâm cấp chứng thư số dự phòng (trường hợp hư hỏng hay bị mất USB Token); quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thiết lập hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng địa phương (thuộc hệ thống chứng thực chuyên dùng quốc gia) nhằm phân cấp quản lý và tiết kiệm thời gian, thủ tục cho việc cấp mới, cấp đổi, thu hồi, gia hạn chứng thư số. Đồng thời, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về triển khai chữ ký số trong cơ quan nhà nước, những quy định về yêu cầu, trình tự cụ thể của chữ ký số trên văn bản điện tử tương ứng với việc sử dụng con dấu và chữ ký hiện nay (trong các trường hợp ký thừa lệnh, thừa ủy quyền...). Mặt khác, sớm ban hành văn bản thay thế Thông tư 05/2010 của Bội Nội vụ hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào các ứng dụng dùng chung của tỉnh...
Tags:
Hướng Dẫn, Tin Tức
![]() |
Thao tác chữ ký số tại Phòng Văn hóa Thông tin TP. Cam Ranh |
Theo ông Bùi Vũ Vĩnh - Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin Sở TT-TT, việc triển khai chứng thư số đang chuyển biến tích cực theo chủ trương chung của Chính phủ. Gần đây, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo quyết liệt vấn đề này. Chữ ký số được xem như chữ ký tay của mọi người, chứng thư số của đơn vị tượng trưng cho dấu mộc của đơn vị đó. Chứng thư số có 3 đặc trưng cơ bản: tính bảo mật, toàn vẹn và chống chối bỏ. Vì thế, chữ ký số hoàn toàn đảm bảo tính pháp lý như văn bản giấy. Với ưu thế về tính bảo mật tuyệt đối, xác định danh tính người dùng rõ ràng, có thể ký mọi lúc, mọi nơi trong môi trường Internet, tiết kiệm thời gian đi lại, giấy tờ, nhận ngay tức khắc, nên chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi, ngay cả đối với doanh nghiệp...
Do có nhiều ý nghĩa thiết thực trong triển khai chứng thư số, nên việc sử dụng chữ ký số của các cơ quan, đơn vị đang có bước tiến tích cực. Ông Nguyễn Quốc Bảo - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP. Cam Ranh cho biết: “Văn bản điện tử ban hành sau thời gian ngắn có thể nhận được, trong khi đó dùng văn bản giấy, văn thư phải mất nhiều thời gian để đóng dấu, sao lưu, gửi đi. Các địa phương xa như xã đảo Cam Bình phải mất 1 - 2 ngày mới nhận được. Việc sử dụng chứng thư số tiết kiệm được văn phòng phẩm, mực in, giảm hư hao máy móc... Phòng Văn hóa Thông tin thành phố là đơn vị đi đầu trong phối hợp với Văn phòng UBND thành phố triển khai ứng dụng chứng thư số trên địa bàn”.
Được biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự phối hợp tích cực của các cơ quan như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT-TT, Sở Nội vụ, thời gian qua, tình hình sử dụng chứng thư số chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Nhiều cơ quan bước đầu ứng dụng chứng thư số vào các giao dịch hành chính trong nội bộ và trong các văn bản điện tử gửi đi, nhận giữa các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ sử dụng chứng thư số trong các cơ quan chưa cao, chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh và mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nguyên nhân là do một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, còn nghi ngại, thói quen sử dụng chưa hình thành; chữ ký số chưa được tích hợp rộng rãi vào các phần mềm ứng dụng chung như: thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản, điều hành. Đồng thời, hiện nay, đầu mối duy nhất là Ban Cơ yếu Chính phủ. Đơn vị này có chức năng cấp, thu hồi, khóa chứng thư, đánh giá tỷ lệ sử dụng thông qua hệ thống chứng thực...
Theo ông Vĩnh, Sở TT-TT kiến nghị Ban Cơ yếu Chính phủ quan tâm cấp chứng thư số dự phòng (trường hợp hư hỏng hay bị mất USB Token); quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thiết lập hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng địa phương (thuộc hệ thống chứng thực chuyên dùng quốc gia) nhằm phân cấp quản lý và tiết kiệm thời gian, thủ tục cho việc cấp mới, cấp đổi, thu hồi, gia hạn chứng thư số. Đồng thời, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về triển khai chữ ký số trong cơ quan nhà nước, những quy định về yêu cầu, trình tự cụ thể của chữ ký số trên văn bản điện tử tương ứng với việc sử dụng con dấu và chữ ký hiện nay (trong các trường hợp ký thừa lệnh, thừa ủy quyền...). Mặt khác, sớm ban hành văn bản thay thế Thông tư 05/2010 của Bội Nội vụ hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào các ứng dụng dùng chung của tỉnh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét