Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
Từ 1-11, triển khai chữ ký số trong TTHQĐT
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
Từ ngày 1-11-2013, người khai hải quan sử dụng chữ ký số đã đăng kí với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT), quy định này được Bộ Tài chính đưa ra trong Quyết định số 2341/QĐ-BTC ngày 18-9-2013.
Theo đó, việc sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT được thực hiện theo quy định tại Nghị định 87/2012/NĐ-CP và Thông tư 196/2012/TT-BTC.
Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn người khai hải quan thực hiện.
Theo Khoản C, Điều 4, Nghị định 87: Khi thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số đã đăng kí với cơ quan Hải quan. Trong giai đoạn chưa có chữ ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện TTHQĐT. Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện TTHQĐT.
Thông tư 196 quy định: Chữ ký số sử dụng trong TTHQĐT của người khai hải quan là chữ ký số công cộng đã được cơ quan Hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp chữ ký số tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn).
Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lí của chữ ký số thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15-2-2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải đăng kí chữ ký số với cơ quan Hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử Hải quan. Các nội dung đăng ký gồm: Tên, mã số thuế của cơ quan, tổ chức XNK hoặc đại lí làm thủ tục hải quan (nếu có); họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số; số nhận dạng chữ ký số (Serial Number); thời hạn hiệu lực của chữ ký số.
Người khai hải quan phải đăng kí lại với cơ quan Hải quan các thông tin nêu trên trong các trường hợp sau: Các thông tin đã đăng kí có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.
Không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng kí, thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan, cơ quan Hải quan trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lí do) chữ ký số của người khai hải quan.
CKS đã đăng kí của người khai hải quan được sử dụng để thực hiện TTHQĐT trên phạm vi toàn quốc.
Trước đó, từ ngày 1-1-2013, khi thực hiện chính thức TTHQĐT theo Nghị định 87, việc thí điểm sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT được tạm dừng. Lãnh đạo Cục CNTT&Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, lí do tạm dừng sử dụng chữ ký số do Tổng cục Hải quan đang thực hiện việc nâng cấp, hoàn thiện để phục vụ cho việc triển khai chính thức trên phạm vi cả nước theo lộ trình được Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra.
Cũng theo vị lãnh đạo này, với những doanh nghiệp đã được cấp chữ ký số sẽ tiếp tục sử dụng để thực hiện khi ngành Hải quan áp dụng trở lại. Đặc biệt, với những doanh nghiệp đang sử dụng chữ ký số có hiệu lực trên toàn quốc cũng đồng thời sử dụng được chữ ký số này để khai báo hải quan và các chứng từ khác với tất cả các đơn vị hải quan trên phạm vi cả nước.
Theo Cục CNTT&Thống kê Hải quan, hiện hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan cho phép tiếp nhận chữ ký số của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ này (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động ở Việt Nam).
Tuy nhiên, đại diện Cục CNTT&Thống kê Hải quan cảnh báo những cá nhân được giao quản lí chữ ký số của các doanh nghiệp cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng, tránh trường hợp để thất lạc hoặc cho người khác sử dụng thay sẽ dễ gây ra nhiều hệ lụy. Trường hợp bị mất hoặc có sự thay đổi khác cần phải thông báo ngay với cơ quan Hải quan để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Với người sử dụng chữ ký số cũng cần được đào tạo nhất định để sử dụng thành thục, hiệu quả…
Như vậy, với quyết định vừa được Bộ Tài chính ban hành, việc sử dụng CKS trong TTHQĐT sẽ được thực hiện trở lại từ ngày 1-1-2013.
Theo đại diện Cục CNTT&Thống kê Hải quan, đơn vị sẽ gấp rút có hướng dẫn cho doanh nghiệp và cơ quan Hải quan địa phương thực hiện quyết định này của Bộ Tài chính.
Tags:
Hướng Dẫn, Tin Tức
Theo đó, việc sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT được thực hiện theo quy định tại Nghị định 87/2012/NĐ-CP và Thông tư 196/2012/TT-BTC.
Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn người khai hải quan thực hiện.
Theo Khoản C, Điều 4, Nghị định 87: Khi thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số đã đăng kí với cơ quan Hải quan. Trong giai đoạn chưa có chữ ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện TTHQĐT. Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện TTHQĐT.
Thông tư 196 quy định: Chữ ký số sử dụng trong TTHQĐT của người khai hải quan là chữ ký số công cộng đã được cơ quan Hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp chữ ký số tương thích với Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn).
Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lí của chữ ký số thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15-2-2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện TTHQĐT, người khai hải quan phải đăng kí chữ ký số với cơ quan Hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử Hải quan. Các nội dung đăng ký gồm: Tên, mã số thuế của cơ quan, tổ chức XNK hoặc đại lí làm thủ tục hải quan (nếu có); họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số; số nhận dạng chữ ký số (Serial Number); thời hạn hiệu lực của chữ ký số.
Người khai hải quan phải đăng kí lại với cơ quan Hải quan các thông tin nêu trên trong các trường hợp sau: Các thông tin đã đăng kí có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.
Không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng kí, thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan, cơ quan Hải quan trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lí do) chữ ký số của người khai hải quan.
CKS đã đăng kí của người khai hải quan được sử dụng để thực hiện TTHQĐT trên phạm vi toàn quốc.
Trước đó, từ ngày 1-1-2013, khi thực hiện chính thức TTHQĐT theo Nghị định 87, việc thí điểm sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT được tạm dừng. Lãnh đạo Cục CNTT&Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, lí do tạm dừng sử dụng chữ ký số do Tổng cục Hải quan đang thực hiện việc nâng cấp, hoàn thiện để phục vụ cho việc triển khai chính thức trên phạm vi cả nước theo lộ trình được Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra.
Cũng theo vị lãnh đạo này, với những doanh nghiệp đã được cấp chữ ký số sẽ tiếp tục sử dụng để thực hiện khi ngành Hải quan áp dụng trở lại. Đặc biệt, với những doanh nghiệp đang sử dụng chữ ký số có hiệu lực trên toàn quốc cũng đồng thời sử dụng được chữ ký số này để khai báo hải quan và các chứng từ khác với tất cả các đơn vị hải quan trên phạm vi cả nước.
Theo Cục CNTT&Thống kê Hải quan, hiện hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan cho phép tiếp nhận chữ ký số của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ này (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động ở Việt Nam).
Tuy nhiên, đại diện Cục CNTT&Thống kê Hải quan cảnh báo những cá nhân được giao quản lí chữ ký số của các doanh nghiệp cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng, tránh trường hợp để thất lạc hoặc cho người khác sử dụng thay sẽ dễ gây ra nhiều hệ lụy. Trường hợp bị mất hoặc có sự thay đổi khác cần phải thông báo ngay với cơ quan Hải quan để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Với người sử dụng chữ ký số cũng cần được đào tạo nhất định để sử dụng thành thục, hiệu quả…
Như vậy, với quyết định vừa được Bộ Tài chính ban hành, việc sử dụng CKS trong TTHQĐT sẽ được thực hiện trở lại từ ngày 1-1-2013.
Theo đại diện Cục CNTT&Thống kê Hải quan, đơn vị sẽ gấp rút có hướng dẫn cho doanh nghiệp và cơ quan Hải quan địa phương thực hiện quyết định này của Bộ Tài chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét