Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Bước tiến vượt bậc trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm toàn Ngành đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) cho 55.000 DN với tổng số 2 triệu bộ tờ khai, có tới 98 chi cục hải quan (của 20/33 cục hải quan địa phương) thực hiện TTHQĐT, chiếm 86% tổng số chi cục hải quan trên địa bàn cả nước.
Nhìn vào kết quả 6 tháng vừa qua dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của việc triển khai TTHQĐT và đây tiếp tục là một trong những kết quả nổi bật nhất trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan thời gian qua. Sự tiến bộ vượt bậc trong thực hiện TTHQĐT không chỉ nằm ở tỉ lệ áp đảo về kim ngạch, tờ khai và số DN tham gia, mà nó còn nằm trong việc gắn kết giữa hoạt động này với những đề án “điện tử hóa” khác của Ngành.
So với cả năm 2011, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2012 đánh dấu bước “nhảy vọt” về các chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện TTHQĐT. Cụ thể: trong 6 tháng đã có thêm 8.081 DN với 2 triệu bộ hồ sơ (so với khoảng 2,5 triệu bộ của cả năm 2011) thực hiện TTHQĐT; tổng kim ngạch XNK qua TTHQĐT đạt trên 62,2% (123,8 tỉ USD/198,9 tỉ USD). Nhìn xa hơn về thời điểm bắt đầu mở rộng thí điểm (năm 2009 theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg), kết quả thực hiện về tờ khai, kim ngạch trong thời gian qua đều tăng trên 100 lần, một kết quả hết sức ấn tượng sau chưa đầy 3 năm mở rộng.
Bên cạnh sự nhảy vọt về kết quả thực hiện, việc thực hiện TTHQĐT gần đây cũng được xem là đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Điều này thể hiện qua sự gắn kết trong thực hiện TTHQĐT với các đề án “điện tử hóa” khác của Ngành như: Thanh toán thuế, lệ phí qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử (e-Payment); thực hiện Hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh (e-Manifest); mở rộng việc ứng dụng chữ kí số (CKS) trong TTHQĐT…
Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) sau khi triển khai thí điểm và mở rộng thí điểm ứng dụng CKS trong TTHQĐT tại Hải quan Hải Phòng (tháng 9-2011), Tổng cục tiếp tục cho thực hiện ở nhiều cục Hải quan địa phương. Đến nay, cả nước có 17/33 Cục Hải quan địa phương triển khai, thu hút khoảng 300 DN tham gia.
Theo đánh giá của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, trong thời gian ngắn sắp tới việc ứng dụng CKS sẽ mở rộng hơn rất nhiều cả ở phía cơ quan Hải quan lẫn DN. Bên cạnh việc DN nhận thức được những lợi ích của CKS mang lại thì một yếu tố tối quan trọng là việc Bộ Tài chính đã hoàn thành soạn thảo Nghị định về TTHQĐT để trình Chính phủ ban hành, tiếp đó là Thông tư của Bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định về TTHQĐT. Theo dự thảo ở cả 2 văn bản pháp quy quan trọng này đều có những điều khoản quy định cụ thể về việc ứng dụng CKS trong TTHQĐT.
Đây được xem là cơ sở pháp lí quan trọng để tạo ra một cú đột phá trong hoạt động này nói riêng và việc nâng tầm (cả chiều rộng và chiều sâu) của việc thực hiện TTHQĐT trên cả nước nói chung. Ngoài ra, hiện nay, nhiều cục hải quan địa phương cũng đã thực hiện việc mở rộng ứng dụng CKS cho 100% chi cục…
Được biết, sau quá trình thực hiện thí điểm tại Cục Hải quan TP. HCM, dự kiến trong tháng 7 và tháng 8, ngành Hải quan cũng mở rộng thí điểm e-manifest tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Đà Nẵng, đây được xem là một bước đi quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, giúp rút ngắn thời gian giải phóng hàng. Bên cạnh đó, các cục hải quan địa phương cũng đang đẩy mạnh việc thực hiện e-payment, nhiều đơn vị đã triển khai hoạt động này với các ngân hàng có kí thỏa thuận với ngành Hải quan như BIDV, Vietcombank, Agribank, MB, VietinBank.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, triển khai TTHQĐT đã mang lại nhiều lợi ích cho cả DN và cơ quan Hải quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ, làm tiền đề, bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện các Dự án VNACCS/VCIS.
Tags:
Hướng Dẫn, Tin Tức
Nhìn vào kết quả 6 tháng vừa qua dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của việc triển khai TTHQĐT và đây tiếp tục là một trong những kết quả nổi bật nhất trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan thời gian qua. Sự tiến bộ vượt bậc trong thực hiện TTHQĐT không chỉ nằm ở tỉ lệ áp đảo về kim ngạch, tờ khai và số DN tham gia, mà nó còn nằm trong việc gắn kết giữa hoạt động này với những đề án “điện tử hóa” khác của Ngành.
So với cả năm 2011, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2012 đánh dấu bước “nhảy vọt” về các chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện TTHQĐT. Cụ thể: trong 6 tháng đã có thêm 8.081 DN với 2 triệu bộ hồ sơ (so với khoảng 2,5 triệu bộ của cả năm 2011) thực hiện TTHQĐT; tổng kim ngạch XNK qua TTHQĐT đạt trên 62,2% (123,8 tỉ USD/198,9 tỉ USD). Nhìn xa hơn về thời điểm bắt đầu mở rộng thí điểm (năm 2009 theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg), kết quả thực hiện về tờ khai, kim ngạch trong thời gian qua đều tăng trên 100 lần, một kết quả hết sức ấn tượng sau chưa đầy 3 năm mở rộng.
Bên cạnh sự nhảy vọt về kết quả thực hiện, việc thực hiện TTHQĐT gần đây cũng được xem là đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Điều này thể hiện qua sự gắn kết trong thực hiện TTHQĐT với các đề án “điện tử hóa” khác của Ngành như: Thanh toán thuế, lệ phí qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử (e-Payment); thực hiện Hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh (e-Manifest); mở rộng việc ứng dụng chữ kí số (CKS) trong TTHQĐT…
Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) sau khi triển khai thí điểm và mở rộng thí điểm ứng dụng CKS trong TTHQĐT tại Hải quan Hải Phòng (tháng 9-2011), Tổng cục tiếp tục cho thực hiện ở nhiều cục Hải quan địa phương. Đến nay, cả nước có 17/33 Cục Hải quan địa phương triển khai, thu hút khoảng 300 DN tham gia.
Theo đánh giá của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, trong thời gian ngắn sắp tới việc ứng dụng CKS sẽ mở rộng hơn rất nhiều cả ở phía cơ quan Hải quan lẫn DN. Bên cạnh việc DN nhận thức được những lợi ích của CKS mang lại thì một yếu tố tối quan trọng là việc Bộ Tài chính đã hoàn thành soạn thảo Nghị định về TTHQĐT để trình Chính phủ ban hành, tiếp đó là Thông tư của Bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định về TTHQĐT. Theo dự thảo ở cả 2 văn bản pháp quy quan trọng này đều có những điều khoản quy định cụ thể về việc ứng dụng CKS trong TTHQĐT.
Đây được xem là cơ sở pháp lí quan trọng để tạo ra một cú đột phá trong hoạt động này nói riêng và việc nâng tầm (cả chiều rộng và chiều sâu) của việc thực hiện TTHQĐT trên cả nước nói chung. Ngoài ra, hiện nay, nhiều cục hải quan địa phương cũng đã thực hiện việc mở rộng ứng dụng CKS cho 100% chi cục…
Được biết, sau quá trình thực hiện thí điểm tại Cục Hải quan TP. HCM, dự kiến trong tháng 7 và tháng 8, ngành Hải quan cũng mở rộng thí điểm e-manifest tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Đà Nẵng, đây được xem là một bước đi quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, giúp rút ngắn thời gian giải phóng hàng. Bên cạnh đó, các cục hải quan địa phương cũng đang đẩy mạnh việc thực hiện e-payment, nhiều đơn vị đã triển khai hoạt động này với các ngân hàng có kí thỏa thuận với ngành Hải quan như BIDV, Vietcombank, Agribank, MB, VietinBank.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, triển khai TTHQĐT đã mang lại nhiều lợi ích cho cả DN và cơ quan Hải quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ, làm tiền đề, bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện các Dự án VNACCS/VCIS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét